Hai cách đưa tin, hai nền tư pháp

Phạm Vũ Lửa Hạ

allege

Khi viết về các vụ án chưa được xét xử và/hoặc chưa có phán quyết của tòa về (các) nghi can, báo chí tiếng Anh luôn phải dùng thêm từ “allege” (cho là). Thường thấy nhất cách dùng “alleged“, ví dụ “alleged terrorist/murderer…” và “it is alleged that he shot her in the head“, hoặc trạng từ “allegedly” trước động từ, “he allegedly shot her in the head“. Có báo còn kỹ tới mức dùng cả “alleged” và “allegedly” trong cùng một tít/câu (coi hình).

Lý do là nền tư pháp của họ hoạt động trên nguyên tắc “innocent until proven guilty” (vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội). Bất luận viết về vụ án chấn động như khủng bố, giết người man rợ hay vụ ăn cắp vặt, ẩu đả giữa đường, báo chí phải kỹ như vậy để tránh bị kiện về tội vu khống (slander) hoặc phỉ báng (libel) trong trường hợp bị cáo được trắng án và kiện ngược lại.

Định nghĩa của từ “allege” trong các từ điển đều nhấn mạnh tới ý là “nói mà không trưng bằng chứng cụ thể”

  • Merriam-Webster: to state without definite proof that someone has done something wrong or illegal
  • Oxford: to claim or assert that someone has done something illegal or wrong, typically without proof
  • Cambridge: to say that someone has done something illegal or wrong without giving proof

Khó diễn đạt một ý như “alleged murderer” trong tiếng Việt cho dễ nghe. Nếu viết là “sát thủ / hung thủ bị cáo buộc” thì hơi vụng về. Nhưng đó không phải là lý do để nói thẳng luôn là “sát thủ / hung thủ“. Khi chưa có kết luận của tòa, nói vậy thì không ổn về mặt công lý. Tốt nhất là nói “nghi can / nghi phạm“.

Có lẽ báo Việt không sợ bị kiện, hoặc nguyên tắc giả định vô tội chỉ là trò đùa.

12/7/2015

(Từ một note ở trang Dollars and Sense của tôi trên Facebook.)

3 thoughts on “Hai cách đưa tin, hai nền tư pháp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *