Luật sư chân đất & Luật sư đi giày

barefootNhà hoạt động nhân quyền Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) đang lưu vong ở Mỹ vừa ra cuốn hồi ký “The Barefoot Lawyer: A Blind Man’s Fight for Justice and Freedom in China” (Luật sư chân đất: Cuộc đấu tranh của một người mù đòi công lý và tự do ở Trung Quốc).

Luật sư mù này từng vào tù ra tội vì dám giúp dân oan, người khốn khó bị chèn ép. Tháng 4/2012, anh trốn khỏi cảnh quản thúc tại gia và được bạn đấu tranh bí mật đưa vào lánh nạn ở sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Sự việc này gây căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ trong một thời gian. Nhưng nhờ sự vận động của các nghị sĩ Mỹ, anh được cho tị nạn sang Mỹ.

Tại sao gọi là “luật sư chân đất/chân trần”? Từ này được biết mượn ý của từ “y sĩ/thầy thuốc chân đất”, tức là những người không qua đào tạo chính quy về y khoa, nhưng tự học lấy đủ kiến thức căn bản để khám và chữa bệnh, nhất là ở vùng sâu vùng xa. Trong xã hội Trung Quốc, Trần Quang Thành là điển hình của những người tự học luật, trang bị đủ kiến thức luật pháp để giúp dân oan, vì giới “luật sư đi giày” không dám hoặc không thể. (Tui tạm chế ra từ đối nghĩa là “luật sư đi giày”, vì chắc trong tiếng Anh không có từ này, bởi trong xã hội pháp trị đúng nghĩa thì luật sư nào đương nhiên cũng … mang giày.)

Ở một nơi gần Trung Quốc, mong sao có (thêm) các luật sư chân đất như họ Trần. Nhưng để có xã hội thượng tôn pháp luật đúng nghĩa, mong mỏi lớn nhất vẫn là có những luật sư đi giày thực sự có trình độ, đào tạo bài bản VÀ chịu đấu tranh cho dân cho nước như luật sư Lê Công Định.

Bài liên quan: Trần Quang Thành: “đi chân đất” kiện giúp dân oan

2 thoughts on “Luật sư chân đất & Luật sư đi giày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *