Rừng vàng biển bạc mãi được sao?

Hôm qua (19/8/2014) thấy hai tin từ hai nguồn khác nhau, tưởng chừng chẳng ăn nhập, nhưng có một trùng hợp đáng nói.

1.

Ngày 19/8 là Earth Overshoot Day của năm 2014. Khái niệm này do Global Footprint Network đưa ra để chỉ ngày (mỗi năm mỗi khác) mà mức độ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của nhân loại tính tới thời điểm đó trong năm vượt quá (overshoot) khả năng tái tạo tài nguyên của Trái Đất trong năm đó. Tức là con người đã xài vung tay quá trán, làm cạn kiệt tài nguyên. Khái niệm này còn có cái tên khác, nghe là hiểu (và … ớn) liền: Ecological Debt Day, ngày mắc nợ sinh thái.

Theo biểu đồ sau đây, rất nhiều nước, trong đó Việt Nam, nằm trong nhóm có thu nhập thấp (low income) và thâm hụt về năng lực sinh học (biocapacity deficit), nhóm này đỏ lòm. Nhiều nước lớn, như Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nhật, tuy có thu nhập cao (high income) nhưng thâm hụt lớn về năng lực sinh học.

Chỉ có một số ít nước (Úc, Canada, Phần Lan) vừa có thu nhập cao (high income) vừa dồi dào về dự trữ năng lực sinh học (biocapacity reserve).

Print

Nếu rảnh thì đọc vài bài về trên Foreign Affairs (On Borrowed Time, và The Day the Earth Ran Out).

2.

Ngày 19/8, Economist Intelligence Unit (EUI) thuộc tạp chí The Economist công bố bảng xếp hạng các thành phố đáng sống nhất thế giới. Chỉ số chất lượng cuộc sống (liveability index) của EIU dựa trên một số yếu tố căn bản, trong đó có tính ổn định, chất lượng y tế, văn hóa, môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng, của các thành phố.

Trong Top 10 có tới 8 thành phố ở ba nước Úc, Canada, Phần Lan.

livable

 

2 thoughts on “Rừng vàng biển bạc mãi được sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *