Tố Hữu có đạo thơ của George Orwell?

chuyen_o_nong_traiChuyện ở nông trại” (nguyên tác: Animal Farm; tác giả: George Orwell) đang gây xôn xao ở nhiều diễn đàn. Bản dịch mới phát hành này được một số bạn khen là có chất lượng. Bản dịch này được xem là rất uyển chuyển trong tiếng Việt. Ví dụ, trong bài tụng ca Đồng chí Nã Phá Luân (Napoleon), câu “Yes, his first squeak should be” đã được bản địa hóa thành “Tiếng đầu con éc trên môi“. Chuẩn! (Trong bản dịch “Muông cầm trạicủa Hà Minh Thọ, ấn hành ở Đông Âu cả chục năm trước, câu này được dịch là “Tiếng đầu lòng cháu éc“.)

Chợt giật mình nhớ tới câu thơ của Tố Hữu: “Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!“. Rất có thể, cũng như bao thế hệ học sinh Việt Nam không tài nào thoát được những vần thơ cách mạng của ông Lành, dịch giả chịu ảnh hưởng lớn của thơ Tố Hữu. Trong một bản dịch khác đã phổ biến từ lâu trên mạng (Trại súc vật, Phạm Minh Ngọc dịch), lời dịch bài thơ này cũng mang âm hưởng thơ Tố Hữu, ví dụ “Tên cha tên mẹ tên chồng” (xem thêm ở trích dẫn dưới đây).

Song, đọc kỹ lại bài “Comrade Napoleon” trong tác phẩm của George Orwell và bài “Đời đời nhớ Ông” của Tố Hữu thì thấy có nhiều điểm tương đồng về ý tứ và nhịp điệu. Animal Farm xuất bản lần đầu ở Anh năm 1945. Bài thơ của Tố Hữu sáng tác năm 1953. Mời bà con đối chiếu (nhất là những chỗ tô màu giống nhau) để tự ngẫm xem có chuyện Tố Hữu đạo thơ của George Orwell hay không. Do chưa có điều kiện tiếp cận bản dịch “Chuyện ở nông trại“, nên ở đây xin trích bản dịch của Phạm Minh Ngọc. (Dịch giả cho biết lời thơ được phóng tác, chứ không bám sát câu chữ.) Cập nhật ngày 4/3/2013Một bạn đọc mới chép giùm bài tiếng Việt trong bản dịch “Chuyện ở nông trại“. Mời xem ở phần phản hồi. Cập nhật 2: Một bạn đọc phản hồi: Theo blog Nhị Linh thì Animal Farm đã được dịch ở Việt Nam năm 1952, mà bài thơ của Tố Hữu năm 1953.

Công bằng mà nói, chắc khó có chuyện Tố Hữu (hẳn lúc đó đang ở chiến khu Việt Bắc) được đọc Animal Farm.  Có chăng, George Orwell đã quá tài tình khi tiên liệu và nhại được văn phong cúng cụ của văn nghệ sĩ CS.

Comrade Napoleon

Friend of the fatherless!
Fountain of happiness!
Lord of the swill-bucket! Oh, how my soul is on
Fire when I gaze at thy
Calm and commanding eye,
Like the sun in the sky,
Comrade Napoleon!

Thou art the giver of
All that thy creatures love,
Full belly twice a day, clean straw to roll upon;
Every beast great or small
Sleeps at peace in his stall,
Thou watchest over all,
Comrade Napoleon!

Had I a sucking-pig,
Ere he had grown as big
Even as a pint bottle or as a rolling-pin,
He should have learned to be
Faithful and true to thee,
Yes, his first squeak should be
‘Comrade Napoleon!’

Đồng chí Napoleon

Người là cha của những đứa trẻ mồ côi,
Là suối nguồn hạnh phúc muôn đời,
Là vầng thái dương chiếu sáng bầu trời.
Ánh mắt người ấm mãi lòng tôi.

Đồng chí Napoleon!
Người cho tôi bữa ăn lúc đói lòng.
Người cho tôi nệm rơm ấm mùa đông.
Người ngồi canh,
Cho bầy con giấc ngủ yên lành.

Con ơi!
Hạnh phúc muôn đời,
Là nhờ Đồng chí Napoleon.
Tên cha tên mẹ tên chồng,
Con có thể quên.
Nhưng tên người,
Vầng thái dương chiếu sáng đời đời
Con phải nhớ mãi không thôi:
Napoleon, Napoleon, người ơi!

Đời đời nhớ Ông (Tố Hữu)

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.

21 thoughts on “Tố Hữu có đạo thơ của George Orwell?

  1. Chép tặng chủ blog để tiện phân tích, so sánh:

    Đồng chí Nã Phá Luân ôi!
    Người là hạnh phúc trên đời chẳng sai!
    Người là bạn kẻ mồ côi
    Người ban cám bã ở nơi máng thùng
    Hồn tôi thiêu đốt bừng bừng
    Khi tôi nhìn sững vào trong mắt người
    Uy nghiêm mà vẫn thảnh thơi
    Như vầng dương đó trên trời bao la!

    Người là đấng vẫn ban quà
    Mà súc sinh cứ mãi là mong thôi:
    Ngày ăn hai bữa rốn lồi
    Đi nằm thì có rơm tươi rúc vào!
    Trẻ già lớn bé thế nào
    Vào chuồng yên ấm chiêm bao giấc nồng
    Nã Phá Luân chẳng mơ mòng
    Đồng chí thao thức giắng trông muôn loài

    Con tôi lợn sữa thơ ngây
    Còn bú chán mới đến ngày bằng ai
    Dẫu còn nhỏ tựa cái chai
    Hay chày lăn bột quẳng nơi xó nhà
    Với Người, con học thật thà
    Một lòng tin tưởng bao giờ cho nguôi!
    Tiếng đầu con éc trên môi:
    “Nã Phá Luân!” Chính tên người chứ ai!

  2. Tôi muốn nói rõ hơn cái cmt trên một chút.

    Vì trong bài viết, chủ blog có câu này:

    “Công bằng mà nói, chắc khó có chuyện Tố Hữu (hẳn lúc đó đang ở chiến khu Việt Bắc) được đọc Animal Farm.”

    Nên tôi mới cmt là ở Việt Nam, Animal farm được dịch từ năm 1952 (theo blog Nhị Linh), còn Tố Hữu viết bài thơ đó năm 1953. Khả năng Tố Hữu được đọc Animal Farm (trước khi làm bài thơ kia) là khó, nhưng không phải không thể xảy ra.

  3. Mình có bản tiếng Việt điện tử mấy năm nay cứ phải “Thậm thụt” đọc trộm, nay CS đổi mới rồi, được đọc công khai và tha hồ chia sẻ cho mọi người.. hehe..

  4. Gửi các bác bản biên dịch trên mạng
    http://vozforums.com/showthread.php?t=3197360&page=4

    Thương biết mấy khi gà con tập gáy
    Tiếng đầu lòng em gáy “Napoleon”
    Thương cha, thương mẹ, thương chồng
    Thương mình thương một, thương ông thương mười
    Nhờ ông mới có mặt trời
    Nhờ ông mới có một đời tự do
    Nhờ ông có bát cơm no
    Nhờ ông gà gáy ó o vang hòa
    Những con vịt nhỏ không cha
    Thấy ông chúng nó khóc òa mừng vui
    Những con chim nhỏ trên trời
    Thấy ông chúng hót vạn lời ngợi ca
    Con ngựa đang phi đường xa
    Thấy ông ngựa hí như là sứơng rân
    Bầy chó đang đứng trong sân
    Thấy ông chúng nó bất thần sủa vang
    Cuộc đời lòai thú sang trang
    Nhớ ơn kẻ đã cưu mang chúng mình
    Kể sao cho hết ân tình
    Chỉ còn một cách làm thành trường ca
    Ngày xưa khóc lóc xót xa
    Ngày nay có khóc đó là quá vui
    Ngày xưa xiềng xích trói đời
    Có ông xiềng xích liền rơi rụng liền
    Nhìn xem Tổ Quốc mọi miền
    Con đường rộng mở thiêng liêng đón chào
    Trên trời có mấy vì sao
    Cũng không so được công lao Na Bồ
    Từ đây sông Mã, sông Lô
    Suối vui đời suối, sông hồ hởi sông
    Từ đây trên khắp ruộng đồng
    Không còn có cảnh bất công ê chề
    Không còn tiếng sáo tái tê
    Của người thổi sáo hành nghề thiến heo
    Khi xưa ông đã từng leo
    Giờ đây ông vẫn gieo neo hội đòan
    Lãnh đạo cực khổ vô vàn
    Còn hơn nhảy nọc mười ngàn con heo
    Phải đâu là được gái heo
    Ở đây thân chủ toàn heo nái xề
    Thương ông thương trọn tình quê
    Kính ông kính trọn lời thề trăm năm
    Yêu ông em vẫn mong thầm
    Hàng ngày ông có Nhân Sâm ăn hòai
    Để cho sức khỏe dẻo dai
    Để đời còn mãi còn hòai heo con
    Còn heo, còn nứớc, còn non
    Thì còn vạn tấm lòng son mong chờ
    Nam Vang đẹp nhất Biển Hồ
    Trần gian đẹp nhất..Na Bồ Lê Ông !

Trả lời pq Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *