Thanh T. Nguyen, một học sinh ở Hà Nội, vừa thắng giải Writing Prize hàng năm lần thứ hai do tạp chí The Atlantic và College Board tổ chức. Trong cuộc thi viết tiểu luận dành cho học sinh trung học, người tham gia bình phẩm về một tác phẩm nghệ thuật gây cảm hứng cho mình. (Cập nhật: Học sinh này là Nguyễn Tiến Thành, người đã nhận được học bổng của 7 đại học Mỹ. Xem bài giới thiệu cũ trên VietNamNet.)
Năm nay có hơn 2.000 học sinh từ 44 nước tham gia. Hai chục giáo sư môn viết luận và lịch sử nghệ thuật chọn lọc còn 20 người vào bán kết, và một ban giám khảo của College Board và tạp chí The Atlantic bầu chọn người thắng. Thanh T. Nguyen sẽ theo học Duke University vào mùa thu năm nay.
Bài luận của Thanh T. Nguyen có nhan đề “Reading Raphael in Hanoi“, về tác phẩm The School of Athens của danh họa Raphael thời Phục hưng. Ý chính của bài luận này là trong môi trường giáo dục Việt Nam không khuyến khích lối học hỏi có tư duy phản biện (critical inquiry), có một xu hướng đáng mừng là giới trẻ đang tìm tòi những góc nhìn khác từ khắp thế giới để mở mang tri thức.
Bài luận khá sâu sắc, có văn phong khúc chiết, và cách dùng từ tiếng Anh rất hay cho một học sinh trung học ở Việt Nam. Ví dụ câu sau, lưu ý cách dùng từ “unlearn” rất đắt, nhất là với những ai thấm thía những giáo điều sáo rỗng của mái trường XHCN đã ăn sâu trong đầu từ thuở ấu thơ và khó gột bỏ. (Prefix “un-” nghĩa khá thâm, thường thể hiện ý hối tiếc khi phải sửa một sai lầm. Ví dụ như lệnh undo khi dùng computer, hoặc như Toni Braxton hồi xưa nức nở “Unbreak my heart”.)
“But rather than being pessimistic, I am inspired by the notion that The School of Athens represents a personal library, for it suggests that if we recognize the need to unlearn the habits of our formal schooling, and strive to be independent thinkers and engage with books, we can still attain true wisdom.“
Một câu hay khác, và cũng là phần đúc kết quan trọng: “The most insightful lesson I derived from The School of Athens is that the great thinkers are there not for us to respect unquestioningly, but rather for us to question respectfully.” Đó chính là cốt lõi của học hỏi trên tinh thần phản biện: ta không mù quáng tôn kính những nhà tư tưởng vĩ đại, mà biết chất vấn/phản biện họ với thái độ tôn kính.
Đọc toàn bài luận trên số tháng 9-2016 của tạp chí The Atlantic.
Lua Ha oi
12 nam nua, neu mot cau be tot nghiep lop 12 o Viet Nam ma viet duoc nhu vay thi Lua Ha se thay dat nuoc nay tuyet voi nhu the nao. Neu mot cau be la san pham cua mot nen giao duc hien nay ma co the viet duoc nhung dong nhu the – thi xa hoi se khong nhu nhung gi chung ta dang thay. Khong, bai viet do la mot su gia doi – THE ART OF CHEATING