Trên trang The Economist ngày 18/11/2013 có bài Party People, nói về các phó thủ tướng Việt Nam (Vietnam’s deputy prime ministers). Bài này đã được BBC Tiếng Việt lược dịch và giới thiệu, nhưng bỏ nhiều đoạn. Bài chú giải và bình luận sau đây nằm trong mục Reader của trang Dollars and Sense do tôi mở trên Facebook, chuyên về học tiếng Anh qua bài đọc kinh tế và kinh doanh. (PVLH)
Party People
The Economist, Nov 18th 2013, 3:24 by M.I. | HANOI
Some Western advocacy groups imply, in their regular harangues of Vietnam’s human-rights record, that the country is run by an all-powerful and well-oiled authoritarian regime. The truth, however, appears to be more complicated.
- Advocacy chỉ hoạt động đấu tranh, vận động vì một chính nghĩa / sự nghiệp / mục tiêu nào đó, thường là để tác động thay đổi chính sách công (public policy) nhằm phục vụ lợi ích của một tổ chức / phong trào / giới nào đó. Ví dụ, Mothers Against Drunk Driving (MADD) kêu gọi chấm dứt nạn lái xe khi say rượu; hay Canadian Taxpayer Federation đòi chính phủ Canada giảm thuế cho dân, bớt lãng phí và tăng trách nhiệm giải trình. Đọc “Some Western advocacy groups”, ta nghĩ ngay đến các tổ chức như Human Rights Watch, Reporters Without Borders, Amnesty International … suốt ngày rao giảng về chuyện nhân quyền ở Việt Nam.
- Từ harangue đồng nghĩa với lecture, nhưng hàm ý hơi xấu, có thể gần với rant hay tirade, chỉ kiểu thuyết giảng dông dài rỗng tuếch hoặc rủa xả. Chắc tuyên huấn nhà ta nên viết thư cảm ơn The Economist vì đã cạnh khóe giùm.
- Record dễ hiểu nhưng không dễ dịch. Nếu chỉ máy móc căn theo từ điển thì dễ dịch thành hồ sơ / thành tích thì cũng chẳng chết ai, nhưng không ổn lắm, nhất là chữ thành tích; các hội phương Tây chê chớ đâu có khen. Căn cứ theo ý cả câu, và cả hiểu biết về thực tế, cứ mạnh dạn dịch Vietnam’s human-rights record là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
It is clear to analysts that the Ministry of Public Security operates a vast surveillance apparatus (bộ máy theo dõi / giám sát [dân chúng / xã hội]) designed to silence political dissident—even on Facebook—and that Prime Minister Nguyen Tan Dung has major influence over key policy decisions. To wit: his emergency directives earlier this month helped to evacuate successfully nearly 800,000 people from coastal areas ahead of Typhoon Haiyan. Relief agencies praised his efficiency and foresight.
- To wit nghĩa là namely, that is to say. Ở đây có thể diễn nôm là Đây nhé / Này nhé /Tỉ như … vì câu này dẫn ví dụ các chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã góp phần kịp thời sơ tán dân trước khi bão Hải Yến ập vào.
Yet the government is also, like a schoolyard, full of turf wars. Some provincial officials chafe at central directives, for example, while ministries openly undercut each other. And inside the ruling Communist Party, Mr Dung is said to be embroiled in a tug-of-war with a rival party faction led by Truong Tan Sang, the president, and Nguyen Phu Trong, the party’s general secretary. Adam Fforde, a Vietnam specialist at Victoria University in Australia, wonders aloud if the country is a “land without a king.”
- Đoạn này có nhiều từ ngữ hay đề cập đến chuyện đấu đá nội bộ (infighting, không có ở đây nhưng sẵn giới thiệu luôn) giữa các phe phái trong đảng (party faction), cứ y như đám học trò [đánh nhau] giành chỗ của mình trên sân trường. Ngoài nghĩa đen mặt cỏ hay đường đua ngựa, turf còn được dùng với nghĩa bóng địa phận / địa hạt / lĩnh vực, nhất là khi nói đến đám [thanh niên] du côn hay băng đảng chiếm riêng một khu vực nào đó, thường để chơi bời, hút xách hay buôn bán hàng cấm (the area claimed by a gang, as of youths, as its personal territory). Liên quan tới nghĩa này, turf war chỉ trò đấu đá tranh giành ảnh hưởng hay mở rộng tầm hoạt động của [phe] mình. Còn tug-of-war là trò chơi kéo co; ông Dũng bị dính vào thế giằng co giành giựt quyền lực với ông Sang và ông Trọng. Nói dông dài để ý thấy ẩn ý (connotation, nuance) của đoạn này không mấy thiện cảm với chính phủ Việt Nam.
- Câu “Some provincial officials chafe …” minh họa cái ý cát cứ địa phương và cục bộ. Cán bộ cấp tỉnh thành thì bất mãn với chỉ thị của trung ương, còn các bộ công khai phá nhau. Trong kinh doanh, undercut chỉ hành động đua nhau giảm giá để giành khách hàng. Ở đây, từ này hàm ý to undermine or destroy the force, value, or effectiveness of. Chả trách ta bị coi là “xứ không vua”.
However, the state-controlled press occasionally tosses out crumbs of information that indicate which politicians are advancing, or vice versa, through Hanoi’s opaque bureaucracies and vast patronage networks. A case in point was the appointment by the National Assembly, on November 13th, of two new deputy prime ministers. With the apparent blessing of Mr Dung and the Communist Party’s elite Politburo, the assembly chose Vu Duc Dam, a former assistant to a previous prime minister, and Pham Binh Minh, the current minister of foreign affairs. A current DPM, Nguyen Thien Nhan, has been dismissed and moved to the comparatively unglamorous position of heading the Homeland, or Fatherland, Front, an organisation tasked with mobilising support for the regime and selecting National Assembly candidates.
- Crumbs là mẩu vụn [bánh mì chẳng hạn]. Vậy đó, báo chí do nhà nước kiểm soát nên thi thoảng quăng ra chút thông tin vụn vặt, mà đã crumbs thì được chăng hay chớ, nhiều khi không có giá trị, chẳng giúp thiên hạ hiểu thêm gì về bộ máy hành chính mờ mờ ảo ảo, không minh bạch (opaque).
- Do từ advancing (thăng tiến, thăng chức) ở trước, or vice versa chỉ việc bị giáng chức, như chuyện ông Nguyễn Thiện Nhân ở mấy câu sau trong đoạn này. Vì không có được blessing như hai ông Đam và Minh, ông Nhân đành chuyển sang chức vụ chẳng có gì hào nhoáng / hấp dẫn (unglamourous), kiểu có tiếng không có miếng, ở Mặt trận Tổ quốc.
- Trong chính trị, patronage chỉ việc bổ nhiệm chức vụ hay ban ơn huệ để tranh thủ sự ủng hộ hay giành lợi thế chính trị. Một ví dụ là năm 2005 Hugo Chávez lập liên minh dầu khí Petrocaribe (hiện nay ngoài Venezuela có 18 nước thành viên ở Trung Mỹ và Caribe). Còn chức vụ Trưởng ban Nội chính của ông Nguyễn Bá Thanh có thể được gọi là một patronage job. Đoạn này nêu ví dụ điển hình (case in point) là việc bổ nhiệm hai phó thủ tướng mới.
- Elite có nghĩa a) tầng lớp tinh hoa / tinh túy (the socially superior part of society); hoặc b) tầng lớp chóp bu quyền thế, có ảnh hưởng (a group of persons who by virtue of position or education exercise much power or influence, ví dụ members of the ruling elite). Nước nào may mắn thì có tầng lớp elite với cả hai nghĩa trên. Còn với Bộ Chính trị (Politburo) thì … the choice is yours. Tôi chỉ dám chọn b).
Seasoned observers say the reshuffle suggests a few interesting things about Vietnamese politics. The main takeaway (ý / bài học chính) is that Mr Dung appears to be reasserting his influence after rebounding from months of heavy internal criticism. A year ago he was forced by his rivals to publicly apologize for mismanaging the economy, but he is now filling his cabinet with loyal and highly competent allies. He may have his eye (để ý, lưu tâm) on 2016, when he will step down as prime minister but could remain in the Politburo. Although not all DPMs are Politburo members, the general view is that it certainly wouldn’t hurt Mr Dung to have some of his closest associates in top government positions.
Neither Mr Dam or Mr Minh are in the running for the premiership in 2016, in analysts’ view, and Mr Minh never will be because he is a career diplomat who doesn’t have a wide-enough political base. But Mr Dam, who was until recently chairman of the government office—the rough equivalent to an American president’s chief of staff—could eventually become a candidate for both the top job and a seat on the 16-member Politburo. Tuong Vu at the University of Oregon, in America, says the politician with a better chance of becoming prime minister in 2016 is the current first DPM, Nguyen Xuan Phuc, who is already a Politburo member.
- Cụm từ in the running for thường dùng khi muốn nói ai đó có tham gia (và có cơ may thắng) một cuộc đua, ví như giành chức thủ tướng (premiership) .
- Ông Minh cả đời làm ngoại giao (is a career diplomat) nên không gầy dựng được sự hậu thuẫn chính trị [trong đảng]. Trong chính trị, political base chỉ một nhóm cử tri trung thành gần như luôn bỏ phiếu cho ứng viên của một đảng nào đó. Ở phương Tây, political base không chỉ là lực lượng ủng hộ trong đảng, mà cả trong xã hội (cái này quan trọng hơn nhiều). Ví dụ Obama đã được Đảng Dân chủ đề cử thì vẫn phải tranh thủ để lấy phiếu của các nhóm như phụ nữ, thanh niên, người da đen …
- Năm 2016 chắc chưa, nhưng về sau ông Đam có thể là thủ tướng (top job, do ngữ cảnh trong đoạn này). Chức chủ nhiệm Văn phòng chính phủ (chairman of the government office) được xem là gần giống với chức chánh văn phòng (chief of staff) của tổng thống Mỹ. Nếu có dịp, bạn nên coi loạt phim truyền hình The West Wing để thấy chánh văn phòng to cỡ nào và có ảnh hưởng ra sao.
However, Mr Minh has retained his position as head of the foreign ministry, and his DPM election could help allay lingering concerns among top Vietnamese officials that the country can’t pursue an effective foreign policy if its foreign ministry lacks pull in the Politburo. Mr Minh, who has a graduate degree in law and diplomacy from Tufts University, in America, and has served as a diplomat in both New York and Washington, is not yet a candidate for the Politburo, and he may never be. But Professor Vu said last week that Mr Minh’s DPM appointment would be a “compromise solution” designed to raise the ministry’s profile.
- Graduate (tính từ) chỉ cấp sau đại học (beyond the first or bachelor’s degree), và tương đương với postgraduate, ví như graduate school. Nhưng graduate degree chỉ là bằng cao học / thạc sĩ (master’s degree); ai có bằng tiến sĩ thì dại gì không nói Ph.D. hay doctorate cho nó oách.
- Việc bổ nhệm ông Minh chủ yếu là trấn an các lãnh đạo, để họ bớt lo là Việt Nam không có chính sách ngoại giao hữu hiệu nếu bộ ngoại giao không có ảnh hưởng (pull) trong Bộ Chính trị. Coi như đây là giải pháp thỏa hiệp (compromise solution) để tăng thanh thế cho bộ ngoại giao (raise the ministry’s profile).
It is difficult to predict whether or to what extent Mr Minh’s new title will have any direct bearing on Vietnam’s human-rights record or its negotiations on the Trans-Pacific Partnership, an American-led free-trade agreement involving a dozen countries. (America’s treasury secretary [bộ trưởng tài chính], Jacob J. Lew, visited Hanoi on November 14 to help drum up support for it.) Equally unknown is who will get the premier nod in 2016. Analysts say it probably won’t be Nguyen Thien Nhan, the recently departed DPM. Some see Mr Nhan’s dismissal as both a sidelining and a reflection on his allegedly poor performance as education minister.
- Câu “Equally unknown is who …” dùng cấu trúc đảo ngữ; chủ ngữ chính là “who … 2016”. Chưa biết ai sẽ được chọn làm thủ tướng (get the premier nod) vào năm 2016. Ông Nhân thì hết cửa rồi; có người xem việc miễn nhiệm ông vừa là để gạt ông ra khỏi cuộc chơi (sidelining) vừa phản ánh thành tích kém cỏi của ông khi làm bộ trưởng giáo dục. Trong thể thao, sideline là cho cầu thủ nghỉ thi đấu (vì chấn thương, vì bệnh, hoặc … bị huấn luyện viên ghét và trù úm). Cũng lưu ý cách liên tưởng thể thao này ở đoạn kết để thấy cách viết liền lạc.
It is clear, however, that Vietnam’s 90m people won’t be consulted on the Party’s next choice of prime minister, or for that matter, anything else; the government still does not allow free elections. Party congresses are effectively closed to the media, and following Hanoi politics is perhaps a bit like watching a football match through the wrong spectacles: The pitch and the general outlines of the action are clear enough, but not the footwork or the tackles.
- For that matter (so far as that is concerned) là dùng để bổ sung thêm một ý trước đó, thường để nhấn mạnh hoặc nói cụ thể hơn, và thường có chút mỉa mai / châm biếm (sarcasm). Đừng câu nệ tìm một cụm từ duy nhất tương đương để diễn đạt trong tiếng Việt, cứ nương theo ngữ cảnh mà lần: vả lại, à mà nói trắng ra, thiệt tình mà nói … Dân Việt 90 triệu nhưng chẳng ai được hỏi ý kiến (consult) về người được Đảng chọn làm thủ tướng nhiệm kỳ tới, mà thực ra họ có đời nào được hỏi ý kiến về chuyện gì đâu.
- Đoạn kết này có liên tưởng khá hay: theo dõi chính trị Hà Nội hơi giống coi đá banh mà đeo lộn kiếng (kính). Mở ngoặc một chút: báo Anh nên ví von bằng football (Mỹ gọi là soccer); nếu báo Mỹ chắc dùng hình ảnh của môn baseball hay American football. Mang lộn kiếng nên chỉ thấy được sân cỏ (pitch) và diễn biến trận đấu (general outlines of the action; chỗ này BBC Tiếng Việt dịch chưa rõ lắm, “nét thi đấu chung”), chứ không nhìn rõ những cú đi bóng (footwork) hay cản phá (tackle). Có vẻ tác giả (ký tên tắt là M.I.) theo rất sát tình hình Việt Nam nên có câu kết rất thời sự này. Mới đây, ông Nguyễn Văn Nên, tân Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, phát biểu: “Tôi quan niệm cuộc đời như sân cỏ, một chính khách cũng như một cầu thủ. Trên sân cỏ, mình chơi như thế nào khán giả đều biết hết.”
© 2013 Phạm Vũ Lửa Hạ
Bài liên quan: Những bất ngờ trên đường chọn lãnh đạo kế vị
4 thoughts on “Party People”