Định không nói nữa về một cách hành xử đường phố (xem đây), nhưng nhân anh Võ Đắc Khôi nhắc (xem đây) nên lại phải thưa vài lời.
Trước hết, mình luôn rất quý anh Khôi, người có nhiều điểm chung với mình, và hoàn toàn không ý kiến gì về thông điệp chung trong bài viết của anh. Những ý sau đây chỉ liên quan đến việc so sánh với chuyện mình khó chịu về cách hành xử của admin trang Triết Học Đường Phố, và các hàm ý liên quan (theo cảm nhận riêng, nhưng có thể bài viết không có ý vậy).
1.
Apples & oranges. Hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Mình không phải được, mà bị, và không hề cảm thấy vinh dự khi Triết Học Đường Phố chôm bài đăng lại.
Còn chuyện xem đó là cơ hội (để được nổi tiếng, đăng thêm nhiều bài nữa … ?), hơn 25 năm trước, khi mình mới viết và có bài đăng báo, thì may ra. Nhưng Tuổi Trẻ là một đẳng cấp khác, về cả uy tín và cách hành xử khi nhận được thư báo về chuyện cóp bài. Còn Triết Học Đường Phố?
2.
Lý do chính khiến mình bực không phải là chuyện họ copy.
Một số trang, như Vietnamnet, Người Việt, Người Việt Đông Âu (VietInfo), Đàn Chim Việt, thậm chí cả báo giấy và tập san nội bộ (không có online), có xin phép đàng hoàng (qua Facebook, hoặc email của blog) trước khi đăng lại bài từ blog của mình. Nhưng cũng khối trang khác không thèm hỏi han gì, nhưng mình chẳng màng. Như đã nói chuyện với một số bạn bè, dịch và viết là để mọi người cùng đọc, nhất là khi đăng lên blog miễn phí, share càng nhiều càng tốt. Dù sao, lời nói chẳng mất tiền mua, sao lại kiệm lời, không hỏi trước một câu?
3.
Lý do chính là Triết Học Đường Phố tự tiện đổi nhan đề và tên người dịch. Rồi cách xử sự khi được yêu cầu phải công khai xin lỗi trên trang đó vì chính họ hô hào chống copy và dọa nạt xử lý nếu có ai copy của họ, và khuyến cáo người khác phải viết đúng tên của trang mình: “Vì Triết Học Đường Phố là một danh từ riêng, một cái tên, mà một cái tên thì đòi hỏi phải được Viết Hoa và viết đúng: Triết Học Đường Phố, chứ không phải Triết học đường phố, hoặc thậm chí tệ hơn là triethocduongpho.“
Bài dịch của mình lên blog ngày 21/9/2011 (Marx vẫn sai). Hơn hai năm sau, Triết Học Đường Phố đăng lại vào ngày 16/11/2013 (ở đây, đã gỡ), vài tháng sau khi trang này ra đời.
Triết Học Đường Phố cho rằng chỉ cần xin lỗi mình ở chỗ “vắng vẻ” như một status trên Facebook là đủ (và sợ ra công khai).
Lặng lẽ lấy bài đăng không xin phép, rồi lặng lẽ gỡ bài xuống.
Lặng lẽ nơi này (thế giới mạng) mãi được sao?
—
Tái bút: Mình không có gì lấn cấn với anh Khôi, hay với gần 150 bạn FB của mình có thích trang Triết Học Đường Phố.
Cập nhật ngày 30/1/2014:
Cập nhật 1:
Mới phát hiện thêm một bài bị Triết Học Đường Phố lấy. Bài gốc là “SEA Games: So sánh thế nào, với ai?” (ngày 15/12/2013). Đúng hôm đó, THĐP đăng lại với nhan đề “SEA Games: So sánh thế nào, so sánh với ai?” (bài đã bi gỡ). Tuy THĐP để đúng tên tác giả, nhưng nhan đề bị thêm từ “so sánh” thứ nhì. . Bài này cũng đã bị gỡ một cách lặng lẽ. Có lẽ sau khi bài Marx bị phát hiện và bị gỡ. Vậy là có pattern, chứ không phải lỡ một lần.
Lần này, admin chẳng thèm xin lỗi vì tưởng không ai biết.
Cập nhật 2:
Bài dịch “Mặt trái của cuộc cách mạng kỹ thuật số” lên blog của mình ngày 15/5/2013. THĐP tự tiện lấy đăng lại vào ngày 28/11/2013 (ở đây).
Lần này sự tùy tiện và thiếu tôn trọng thể hiện ở cách dẫn link, đi ngược với nguyên tắc do chính THĐP đề ra (coi phần trích ở dưới).
Link từ tên dịch giả là tới trang FB của mình, chứ không phải tới bài gốc và blog của mình. Có thể hiểu đó là giới thiệu người dịch, và nghiễm nhiên coi người dịch gởi bài này trực tiếp cho THĐP, và xếp chung vào những người viết tự do hội tụ về trang này.
TRÍCH nguyên tắc copy bài và dẫn link của THĐP:
1. Dẫn link về bài viết. (Link ở đây có nghĩa là bấm vào được, không bấm vào được thì không phải là link.) Link được dẫn phải là Dofollow Link, không dùng Nofollow Link. Nếu không biết dofollow link là gì thì hãy hỏi người thiết kế trang web trước khi quá muộn.
Sở dĩ có nofollow links là vì sẽ có những trường hợp spam links, tuy nhiên trong một môi trường được theo dõi và quản lý kỹ càng thì sẽ không có tình trạng này.
2. Ghi rõ tên tác giả và tên trang web Triết Học Đường Phố.
HẾT TRÍCH
Vậy nếu có ai khác lại lấy bài này, và theo nguyên tắc trên thì lại dẫn về THĐP. Quá tiện! Mà cũng tiện cho SEO cho một trang có quảng cáo như THĐP.
Đề nghị Nguyễn Hoàng Huy, hay admin khác của THĐP, gỡ xuống bài này (và những bài khác nếu có, chứ kiểu này mệt quá). Còn có công khai xin lỗi trên THĐP hoặc FB fanpage hay không là quyền của (các) bạn.
Bài liên quan: Xào
Một phần cũng là lỗi của bạn admin chưa nhắn tin cho bạn trước, mình nghĩ bạn nên nhìn chuyện này theo nhiều góc độ khác nhau. Mình tình cờ biết đến Triết Học Đường Phố được 2 tháng nay và thấy các bài viết thật sự rất thú vị và hoàn toàn khác các trang web khác và họ không hề thay tên đổi họ của ai cả. Họ đều ghi tên người viết, và có dẫn nguồn về trang nhà đàng hoàng. Mình thấy sự việc nhỏ như vậy không đáng để bạn phải viết ra một bài dài và phân tích các bài viết trên web của bạn ấy.
1. Tôi chỉ yêu cầu họ tuân theo cái tiêu chuẩn mà chính họ đặt ra: đó là không được copy “một cách thiếu tôn trọng và thiếu ý thức”. Chuyện đó nhỏ hay to hay tùy mỗi người phán xét.
2. Hãy đọc kỹ cuộc đối thoại trên FB, rồi tự ngẫm về thái độ của admin THĐP.
3. Nội dung hay hay dở của THĐP không phải là vấn đề ở đây. Mà là cách họ tạo nên nội dung ở đó.
Xem thêm các cập nhật hôm nay.
LH oi, nhan doc bai nay thay minh co copy 1-2 bai tren bao xuan cua Ha link ve gioi thieu cho cac em o Vietmba.com doc ( tat nhien minh co chu thich day du nguon va tac gia + link day nhung khong ro khi bi tuong lua chan, link no co hoat dong khong nua). Cam on Lua Ha nhieu . ” MA 02139 ”
( http://forum.vietmba.com/threads/2770-For-Today-s-Graduate-Just-One-Word-Statistics/page2 )
Ok, bác. Bác vô FB connect đi, thấy link bài vở nhiều hơn.