Xử lý ngân hàng lụn bại: kinh nghiệm từ Mỹ

Nhân dịp lãnh tụ các nước khu vực đồng euro dự tính thành lập liên hiệp ngân hàng để giúp xử lý hơn 450 ngân hàng yếu kém ở Tây Ban Nha, Hy Lạp và Pháp, Gillian Tett, managing editor (tương đương thư ký tòa soạn hoặc trưởng đại diện) ở Mỹ của tờ Financial Times có bài “America’s lessons in killing off toxic banks” bàn về những bài học từ Mỹ trong việc khai tử những ngân hàng lụn bại. Lười dịch nguyên bài nên chỉ lược thuật mấy ý chính ở đây. Ai thích thì đọc trọn bản tiếng Anh dẫn ở cuối bài.

Kể từ năm 2008 ở Mỹ đã có 445 ngân hàng yếu kém bị đóng cửa, trung bình mỗi tuần có hai ngân hàng bị khai tử. Nhưng công chúng Mỹ hầu như chẳng biết, vì đơn vị đảm nhận công việc này là Cơ quan Bảo hiểm Tiền gởi Liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation, FDIC) thường giải quyết rất thuần thục, tránh tạo hoảng loạn. (Các “đội tập kích bất ngờ” của FDIC thường xuất hiện ở ngân hàng cần xử lý vào tối thứ Sáu, chiếm quyền kiểm soát, trấn an nhân viên và người gởi tiền – trước khi đóng cửa hoặc bán thanh lý ngân hàng.)  Chương trình Hỗ trợ Xử lý Tài sản Xấu (Troubled Asset Relief Program – TARP) của chính phủ Mỹ thực hiện năm 2008 tạo nguồn quỹ tái cấp vốn và tính minh bạch cho các ngân hàng này. Nhưng chính kỹ năng giải quyết nhanh gọn của FDIC góp phần bình ổn hệ thống và đưa ra nhiều bài học cho giới chính khách và quản lý điều tiết ở khu vực đồng euro.

1. Cần có thủ tục rõ ràng và nhất quán để phát hiện và khai tử những ngân hàng yếu kém. Hệ thống FDIC hoạt động rất hiệu quả vì có luật lệ rõ ràng (đáng kể nhất là khi FDIC đánh giá một ngân hàng mất khả năng chi trả, FDIC có thể phong tỏa hoạt động của ngân hàng đó, xóa sổ cổ đông, rồi bán hoặc thanh lý ngân hàng.)

2. Cơ quan quản lý điều tiết cần có “thương hiệu” vững mạnh trong mắt công chúng – tức là đại diện cho những nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu. Người tiêu dùng ở Mỹ thường không biết cụ thể FDIC hoạt động ra sao, nhưng họ biết những tài khoản có dấu mộc của FDIC được bảo hiểm tổn thất, tới $250.000. Thông điệp này rõ như ban ngày và vô cùng dễ hiểu, nên rất quan trọng trong việc dập tắt tâm lý hoảng loạn và tác hại lan truyền.

3. Thế mạnh của FDIC là cơ quan cấp liên bang, chứ không phải địa phương. Nhờ đó, những giám sát viên ra quyết định khai tử một ngân hàng lụn bại không xuất phát từ địa phương/cộng đồng đó nên không chịu áp lực hay ảnh hưởng (chính trị). Cũng nhờ vị thế cơ quan liên bang, kinh phí hoạt động của FDIC lấy từ nhiều nguồn (ở đây là ngành tài chính). Vì vậy FDIC có nền tảng tài chính vững vàng, một yếu tố quan trọng nếu biết rằng kể từ năm 2008 đã có 445 ngân hàng đóng cửa, còn FDIC đã tốn khoảng 88 tỉ đô-la để bảo vệ người gởi tiền – và dự kiến sẽ chi thêm 12 tỉ nữa trong bốn năm tới.

4. Kinh nghiệm của FDIC cho thấy quản lý điều tiết không nhất thiết là cuộc đấu có người thắng kẻ thua. Ngược lại, cơ quan này có lịch sử lâu đời hợp tác với những cơ quan quản lý điều tiết khác ở Mỹ chịu trách nhiệm giám sát ngân hàng. Các ngân hàng đôi khi than phiền, cho rằng như vậy là trùng lắp không cần thiết, và lãng phí; và cũng thỉnh thoảng xảy ra tình trạng cha chung không ai khóc. Nhưng nhìn chung là có lợi vì hợp tác giúp kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.

Tất nhiên khó mà áp dụng hết cho Châu Âu vì FDIC chỉ quản lý ngân hàng nội địa chứ không phải những tập đoàn ngân hàng khổng lồ giao dịch xuyên quốc gia. Tuy còn nhiều khác biệt về chính trị và luật pháp giữa Mỹ và Châu Âu, bài học quan trọng nhất là: có một thông điệp và mục tiêu đơn giản là điều quan trọng để tạo niềm tin. FDIC có hiệu quả vì cơ quan này làm đúng tôn chỉ của mình: khai tử các ngân hàng yếu kém, đồng thời bảo vệ người gởi tiền.

URL: http://phamvuluaha.wordpress.com/2012/07/17/toxic-banks/

Bản tiếng Anh:

America’s lessons in killing off toxic banks

Gillian Tett, Financial Times, 16/7/2012.

A couple of years ago, I spent some time brainstorming with officials from America’s mighty Federal Deposit Insurance Corporation. It felt rather like meeting doctors from ER, or an emergency medical ward. For FDIC officials have handled so many sick American banks in recent years, they have  developed a slick drill: if a bank is deemed bust, FDIC “shock troops” will arrive, typically on Friday night, seize control, reassure staff and depositors – before either closing the banks or selling it on.

Performing this operation demands tricks of the trade; FDIC officials have learnt from bitter experience that electricity bills need to be prepaid to avoid panic if the lights go off. But the drill is usually slick enough to avoid alarm. So much so, in fact, that many people do not even know that 445 ailing banks have been closed in America since 2008 (or an average of two a week). And while many are tiddlers, the deceased banks include big(ish) groups such as Washington Mutual.

There is an important lesson for Europe here. Two weeks ago, eurozone leaders announced plans to create a banking union, in their latest effort to quell panic. The news duly sparked a brief market rally, amid hopes that European politicians are finally trying to grasp their banking nettle.

Last week, however, I met European financial officials in Dublin, and was clear that many elements of this “union” remain uncertain; it is unknown, for example, whether a union will “just” involve joint bank recapitalisation, or include joint deposit insurance and supervision too. So, as European regulators and policy makers thrash out their ideas about how to rebuild confidence, they might do well to take a look at how “union” has worked in America, and how this has helped quell the 2008 US banking shock.

Part of this story revolves around the so-called Troubled Asset Relief Program (Tarp) that the US government implemented in 2008; this provided badly needed recapitalisation and transparency for the banks. However, the other, less-discussed element is the FDIC, and the Friday night “death drill”. For this  has also stabilised the system, and as such offers lessons for eurozone  politicians and regulators.

One is that it pays to have a predictable and consistent routine for spotting  and killing troubled banks. More specifically, the FDIC system works well because there are clear rules of the game (most notably, that when the FDIC judges a bank insolvent, it can seize its operations, wipe out shareholders,  then sell or liquidate it.) This does not always prevent controversy; in 2008, for example, there was a row about how the FDIC handled WaMu’s bonds. But the FDIC has the benefit of having existed for eight decades, and so has a well-worn, credible routine.

Second, a regulator needs to have a powerful “brand” in the eyes of the public – in the sense of embodying simple, easy-to-understand principles. Consumers in America do not usually know the details of how the FDIC operates; but they know that accounts with the FDIC stamp are guaranteed against losses, up to $250,000. The message is crystal clear, and thus readily understood. This is crucial for quelling panic and contagion. Witness the contrast with the money market fund sector, whose status is more ambiguous.

Third, the FDIC benefits by having federal, not regional, status. This ensures that the supervisors who take the decision to kill a troubled bank are not from the same, local community, and so cannot be co-opted or influenced. It also means that the FDIC draws its funding from a wide base (in this case the financial industry). That puts it on a stronger financial footing, which is  important, given that it has cost the FDIC about $88bn to protect depositors since 2008, as those 445 banks have died – and the agency expects to spend $12bn more in the next four years.

Fourth, the FDIC’s experience shows that regulation need not be a zero-sum game; on the contrary, the agency has a long history of collaborating with other regulators in America to supervise banks. Banks sometimes complain this creates unnecessary, wasteful duplication; it also occasionally causes issues to fall between the cracks. But mostly, it is beneficial, since collaboration creates  checks and balances.

Now it will not be easy to transplant all these lessons to Europe. The FDIC, after all, has mostly “only” dealt with domestic banks, not cross-border banking behemoths, and the legal code in Europe is radically different. Most crucially, Germans politicians appear unconvinced that a mutual insurance scheme is a good idea at all.

However, leaving aside these legal and political niceties, the most important  lesson is that having a simple message and purpose is crucial for building trust. The FDIC “works” because it does what it says: kills ailing banks, while protecting depositors. If the eurozone could build similar clarity, with whatever regulatory structure it chooses, it might start building a better financial world. Or, put another way, if the eurozone could kill 450-odd Spanish, Greek or French banks without a consumer or market panic, the euro might have a more viable future. Politicians take note.

The writer is the US managing editor

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *